Mụn không chỉ gây ra hậu quả về mặt thẩm mỹ, mà chúng còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đặc biệt còn nguy hại đến tính mạng nếu chúng ta nặn mụn ở những vùng cấm kỵ. Với mỗi loại mụn nếu không có cách phòng tránh và điều trị thích hợp, phái đẹp còn rất dễ bị viêm nhiễm da, lở loét da hoặc để lại sẹo rỗ vô cùng xấu xí.
Vì vậy các chị em cần lưy ý tránh những sai lầm khi nặn mụn dưới đây:
Dưới đây là một số lưu ý khi nặn mụn cho các chị em
Vùng "tam giác tử thần" trên mặt kéo dài từ khóe miệng lên hai cánh mũi, nối liền phía sau não và khoang mũi. Đây là vùng có nhiều mạch máu gắn liền với các dây thần kinh sau đầu, có tác động trực tiếp tới não bộ. Vì thế khi nặn mụn, cách bạn tuyệt đối tránh xa vùng tam giác chết này, bởi nếu nặn mụn không đúng cách bạn sẽ bị viêm nhiễm da, ảnh hưởng đến thần kinh, thậm chí nặng hơn có thể tư vong do nhiễm trùng máu.
Hai loại mụn bạn cần tuyệt đối tránh khi nặn:
- Mụn đinh râu: Đinh râu là loại mụn dạng nhọt, thường tập trung ở vùng quanh mũi và phía miệng. Mụn khá độc, không cẩn thận khi va chạm, mụn có thể mọc lan, vỡ ra và gây biến chứng nặng.
- Mụn thịt: Thường mọc tập trung ở vùng da quanh mắt, mụn thịt với kích thước nhỏ có màu trắng hoặc hơi vàng. Loại mụn này thường chứa nhân thịt (cồi mụn) bên trong, khá dễ nặn tuy nhiên cũng dễ bị viêm nhiễm.
Nếu không may nặn phải chúng có thể tác động đến mạch máu và hệ thần kinh, gây nguy hiểm đến tính mạng.
Những thói quen xấu khiến việc nặn mụn càng trở nên tồi tệ bạn cần tránh xa
- Không rửa mặt sạch sẽ trước khi nặn mụn
Cứ khi nào rảnh rỗi, sờ vào gương thấy mụn là bạn đưa tay lên nặn chúng, khiến dầu nhờn, bụi bẩn ở trên da dễ xâm nhập vào sâu bên trong quá trình nặn mụn, làm mụn càng sinh sôi nảy nở.
Rửa mặt sạch trước khi nặn mụn
- Dùng dụng cụ mất vệ sinh
Việc dùng tay nặn mụn hoặc dùng cây nặn mụn chưa qua khử trùng tạo cơ hội cho vi khuẩn và các bệnh ngoài da tấn công da mặt.
Dùng cây nặn mụn chưa qua khử trùng
- Không sát trùng sau khi nặn mụn
Đại đa số chị em thường bỏ qua khâu này. Khi nhận mụn được nặn ra, các bạn thường chỉ rửa hoặc lau mặt bằng nước. Tuy nhiên, vi khuẩn trong quá trình nặn mụn vẫn còn, chúng tiếp tục tạo ổ trên da, làm mụn lâu khỏi hơn. Vì vậy sau khi kết thúc nặn mụn, bạn phải khử trùng bằng nước muối loãng để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.
Theo Bảo Bình (Khám phá)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn