Sự khác nhau giữa trà xanh và trà đen chủ yếu nằm ở mức độ oxy hóa - yếu tố tác động đến màu sắc và hương vị. Cụ thể, trà đen có mức độ oxy hóa cao nhất, còn trà xanh không áp dụng quá trình oxy hoá.
Điểm giống nhau giữa trà xanh và trà đen
Cả trà đen và trà xanh đều được làm từ cây trà (Camellia sinensis), nhưng trà đen được lên men trong khi trà xanh thì không.
Điểm khác nhau giữa trà xanh và trà đen
Quá trình chế biến làm nên sự khác biệt giữa trà xanh và trà đen (hồng trà) có 3 điểm nổi bật khác biệt.
Trà xanh
- Trà xanh khi chế biến không trải qua quá trình lên men (hay còn gọi là không bị oxy hóa)
- Do không bị oxy hóa, nên khi pha ra trà xanh vẫn giữ được màu nước vàng xanh.
- Hàm lượng caffeine trong trà xanh từ 24mg – 40mg.
- Trà xanh có thành phần L-thianine giúp tăng hoạt tính của chất truyền thần kinh ức chế GABA – nguyên nhân gây ra lo lắng.
- Trà xanh do không trải qua trá trình oxy hóa do vậy mà có chứa thành phần Catechin cao hơn trà đen. Đây là chất được theanin biến đổi thành trong lá trà xanh tươi và khi chế biến thành trà xanh khô thì theanin cũng biến thành Catechin có tác dụng chống lại hoạt động của các gốc tự do. Các gốc tự do này vốn là những tác nhân gây nên các tổn thương ở màng tế bào của cơ thể, và nó cũng là tiền đề đưa đến nhiều bệnh mạn tính, hoặc làm tăng các nguy cơ bệnh ác tính. Không chỉ vậy Polyphenols tạo nên vị chát khi uống trà, có tác dụng ức chế sự hình thành các gốc tự do. Thông qua tác dụng này, trà xanh ngăn chặn sự phát triển của các loại u, bướu (bướu lành hoặc bướu ác), hoặc chống các mỡ xấu bám vào thành mạch gây xơ vữa thành mạch.
Trà đen (hồng trà):
- Trà đen khi chế biến trải qua quá trình lên men hoàn toàn (hay còn gọi là bị oxy hóa hoàn toàn)
- Chính nhờ phản ứng lên men mà trà đen có mùi thơm đặc biệt, khi pha nước trà đen có sắc đỏ nên trà đen còn được gọi là hồng trà.
- Hàm lượng caffeine trong trà đen từ 14mg – 61 mg.
- Trà đen là loại trà rất tốt cho quá trình chống lão hóa.
- Trà đen do được ủ men oxy hóa mà có những biến đổi về thành phần nhất định. Màu đen của trà là do quá trình chế biến, khi lên men gây oxy hóa các polyphenol vủa trà tươi. Trong giai đoạn phản ứng sinh hóa lúc trà lên men, đó là sự oxy hóa của catechin do polyphenol oxidase cho ra chất Theaflavin monogallate và Thearubugins, tùy thuộc vào các điều kiện mà nhà sản xuất mong muốn cho sản phẩm của mình mang các hương vị đặc biệt mà cho liều lượng thời gian, nhiệt độ và ánh sáng trong các giai đoạn lên men, nhưng nói chung các thành phần có trong trà đen sau chế biến như vừa nêu đều có tác dụng là ngăn chặn và ức chế hoạt động của các gốc tự do và chống nhiễm trùng.
Công dụng nổi bật của trà đen mang lại cho làn da
Loại bỏ các gốc tự do không có lợi cho sức khỏe
Các gốc tự do trong cơ thể có thể gây ra thiệt hại tế bào khác nhau như hình thành cục máu đông, ung thư và xơ vữa động mạch. Việc tiêu thụ thực phẩm không lành mạnh làm tăng số lượng các gốc tự do trong cơ thể của bạn. Các chất chống oxy hóa có trong trà đen loại bỏ các gốc tự do có hại, do đó bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật như bệnh tim và bệnh Alzheimer.
Trà đen giúp cân bằng độ ẩm và trẻ hóa da
Trà đen có lợi cho làn da: Ngoài các lợi ích sức khỏe khác nhau của nó, trà đen cũng được coi là tốt cho làn da của bạn. Trà đen rất giàu vitamin B2, C và E, các khoáng chất như magiê, kali và kẽm, và một số polyphenol thiết yếu và tannin. Như vậy, giá trị dinh dưỡng của nó làm cho nó có lợi cho da bằng nhiều cách.
Ngoài ra, trà đen có tác dụng trị mụn và làm se khít lỗ chân lông cực kỳ hiệu quả, đặc biệt, khả năng làm mờ quầng thâm mắt và là sáng da cực kỳ nhanh chóng, những làn da cháy nắng, đen sạm sẽ được thay mới, tái tạo nhanh chóng hơn.
Điểm nổi bật của trà đen chính là khả năng chống oxy hóa, ngăn ngùa lão hóa da hiệu quả gấp 2-3 lần trà xanh. Nếu được áp dụng và đưa vào làm thành phần dưỡng da chắc chắn trà đen sẽ giúp da tươi trẻ và hồng hào, hiệu quả nhanh chóng mà còn an toàn nữa.
Tác giả bài viết: Chan Chan
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn