Chăm sóc da nhạy cảm đòi hỏi sự tỉ mỉ và hiểu biết để tránh các sai lầm gây hại cho làn da. Cùng Farm tìm hiểu sai lầm phổ biến và tìm cách khắc phục để bảo vệ làn da “đỏng đảnh” của mình một cách an toàn.
Da nhạy cảm không phải là một loại da mà là tình trạng ảnh hưởng đến cách da phản ứng với các yếu tố môi trường, hóa học và vật lý. Các triệu chứng thường gặp như đỏ da, nóng rát, ngứa, căng tức, bong tróc… có thể khiến việc dưỡng da trở thành một thử thách lớn. Nhiều người mắc phải những sai lầm phổ biến khi cho rằng đây là vấn đề dị ứng da hoặc áp dụng quy trình skincare và sản phẩm không phù hợp. Điều này dẫn đến tình trạng da ngày càng trở nên tệ hơn. Để ngăn ngừa vấn đề này, Farm sẽ giúp bạn làm rõ những lỗi chăm sóc da nhạy cảm, đồng thời gợi ý một vài serum phục hồi và chống lão hóa thích hợp.
Hiểu sự khác biệt giữa dị ứng da và da nhạy cảmMặc dù nghe có vẻ giống nhau, nhưng dị ứng da và da nhạy cảm là những tình trạng khác nhau cần được chăm sóc riêng biệt, nhất là khi đối phó với các vấn đề về lão hóa.
Dị ứng da
Dị ứng da là phản ứng quá mức của hệ thống miễn dịch đối với với các chất bên ngoài như bụi, phấn hoa hoặc nấm. Khi da tiếp xúc với các chất này có thể dẫn đến các triệu chứng như ngứa, phát ban, nổi mề đay, hoặc thậm chí là viêm da. Tình trạng này thường yêu cầu sự can thiệp từ các chuyên gia da liễu để chẩn đoán và điều trị đúng cách. Việc tiếp tục sử dụng sản phẩm gây kích ứng mà không có sự chỉ định y khoa có thể làm tổn hại hàng rào bảo vệ da, dẫn đến viêm nhiễm hoặc tình trạng da nặng hơn.
Da nhạy cảm
Trái lại, da nhạy cảm là tình trạng da dễ bị kích ứng bởi các yếu tố môi trường và sản phẩm làm đẹp thông thường. Theo nghiên cứu của Berardesca và các cộng sự (2013) trên Thư viện Y học Quốc gia Mỹ, khoảng 70% người gặp phải tình trạng da nhạy cảm bất kể làn da chúng ta thuộc tuýp da khô, da dầu, da thường hay da hỗn hợp. Các triệu chứng phổ biến của da nhạy cảm bao gồm đỏ, căng tức, ngứa, bong tróc, hoặc phát ban, thường do hàng rào bảo vệ da bị suy yếu. Nguyên nhân có thể đến từ yếu tố di truyền, môi trường khắc nghiệt, hoặc thói quen dưỡng da không đúng cách.3 sai lầm cần tránh khi chăm sóc da nhạy cảmChăm sóc da nhạy cảm nên tập trung vào các thành phần nhẹ nhàng, không gây kích ứng, đặc biệt là khi nhắm vào các dấu hiệu lão hóa. Giảm các bước không cần thiết trong quy trình chăm sóc da của bạn có thể giúp ổn định làn da và giảm thiểu kích ứng từ các phương pháp điều trị chống lão hóa. Sau đây là ba thói quen phổ biến cần tránh:1. Sử dụng mặt nạMặt nạ chứa các thành phần dưỡng chất với nồng độ cao có thể tốt cho làn da khỏe mạnh. Tuy nhiên, đối với da nhạy cảm, việc này có thể gây kích ứng do da hấp thụ quá nhiều dưỡng chất cùng lúc, khiến hàng rào bảo vệ bị tổn thương và dẫn đến kích ứng, mẩn đỏ.
2. Tẩy tế bào chết
Việc tẩy tế bào chết quá mức, đặc biệt là sử dụng các sản phẩm có chứa AHA, BHA hoặc hạt vật lý, có thể làm mỏng lớp bảo vệ tự nhiên của da. Điều này không chỉ khiến da dễ bị kích ứng hơn mà còn làm tăng nguy cơ lão hóa sớm do da mất đi khả năng tự phục hồi và bị tổn thương từ ánh nắng mặt trời.
3. Làm sạch chuyên sâu (Deep Cleansing)
Phương pháp làm sạch sâu (Deep Cleansing) thường được sử dụng để xử lý da xỉn màu và lỗ chân lông to. Tuy nhiên, các sản phẩm mạnh như mặt nạ đất sét và sữa rửa mặt kiềm có thể làm mất lớp dầu tự nhiên của da. Điều này có thể khiến da khô và cảm thấy khó chịu, làm da lão hóa nhanh hơn.
Việc lựa chọn các sản phẩm nhẹ dịu là rất quan trọng để chăm sóc da nhạy cảm, đặc biệt khi điều trị dấu hiệu lão hóa. Dưới đây là các tiêu chí lựa chọn sản phẩm và một số gợi ý:
- Loại bỏ các bước không cần thiết: Lược bớt các bước chăm sóc da không cần thiết để ngăn ngừa vấn đề kích ứng tiềm ẩn.
- Tránh các thành phần không cần thiết: Axit salicylic, axit glycolic và một số chất bảo quản có thể gây kích ứng cho da nhạy cảm. Những thành phần mạnh này có thể làm suy yếu hàng rào da, gây khô da và góp phần gây lão hóa sớm.
- Ưu tiên các thành phần làm dịu và phục hồi: Bạn hãy chọn các sản phẩm có tính chất làm dịu, hỗ trợ phục hồi và bảo vệ hàng rào tự nhiên của da. Cụ thể là các thành phần centella (rau má), pentavitin, lô hội…
Nguồn: Sưu tầm và Tổng hợp