Theo “Kim chỉ nam cho đồ uống lành mạnh” do Tạp chí Dinh dưỡng Y khoa Hoa Kỳ công bố, nước tốt cho sức khỏe nhất là nước đun sôi, nằm trên đỉnh kim tự tháp các loại thức uống, sau đó là trà và cà phê, một số đồ uống khác hoặc nước đường không được khuyến khích làm nước uống hàng ngày.
Nguyên nhân nước đun sôi và nước khoáng tốt cho sức khỏe hơn chủ yếu là vì chúng "không có chất phụ gia", và chúng chứa các chất dinh dưỡng như canxi, magie, kali, sắt, có lợi cho việc giúp cơ thể duy trì quá trình trao đổi chất và chức năng sinh lý bình thường.
Bạn không nên dùng trà, cà phê hoặc thức uống khác để thay thế nước đun sôi, vì những thức uống này có chứa một lượng nhất định axit oxalic, caffein và các nguyên tố khác, nếu uống quá nhiều sẽ khiến cơ thể xuất hiện một số tình trạng như nhịp tim tăng lên, mất ngủ.
Nước đóng vai trò điều hòa thân nhiệt, tham gia vận chuyển các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, hỗ trợ quá trình trao đổi chất,… Và khái niệm “nước là nguồn của sự sống ” gần như chính xác. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe tốt thì việc uống đủ lượng nước mỗi ngày rất quan trọng.
Tuy nhiên, bất kỳ thứ gì vượt ngưỡng giới hạn đều sẽ phản tác dụng, lượng nước trong cơ thể cũng thế. Thể tích nước tiểu bình thường ở người trưởng thành là 800 - 2000 ml/24 giờ, tương đương khoảng 16 - 25 ml/kg trọng lượng cơ thể, với lượng nước đưa vào cơ thể trung bình 2 lít/ngày. Khi lượng nước hấp thụ vào cơ thể nhiều hơn lượng nước tiểu bài tiết ra ngoài sẽ dẫn đến tình trạng tích tụ chất lỏng trong cơ thể, làm tăng áp lực cho tim và thận. Đồng thời, làm mất cân bằng muối và nước trong cơ thể, trong trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến triệu chứng “Hạ Natri máu”.
Nhưng uống ít nước cũng có hại cho sức khỏe, uống ít nước dẫn đến chất thải dễ bị giữ lại trong cơ thể, các tinh thể muối trong nước tiểu sẽ kết tủa và hình thành sỏi thận. Ngoài ra, nếu cơ thể rơi vào tình trạng mất nước trong thời gian dài sẽ dễ dẫn đến tình trạng tăng độ nhớt của máu, dẫn đến tắc nghẽn mạch máu và tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
Do đó, uống quá nhiều hay quá ít nước đều gây hại cho cơ thể, nhằm giữ một thể trạng khỏe mạnh chúng ta nên uống một lượng nước phù hợp.
Gần đây, có người cho rằng uống nước buổi sáng không chỉ hại thận, tim mạch mà còn gây ung thư, nhưng thực chất uống nước vào buổi sáng sẽ không mang lại nguy hại cho cơ thể, chỉ khi uống nước sai cách mới mang lại những tác hại cho cơ thể.
Vì vậy, bạn cần hiểu rõ cách uống nước đúng cách, uống từ từ, uống nước đun sôi, nhằm mang lại bổ ích cho cơ thể.
Đặc biệt, sau một đêm nghỉ ngơi, cơ thể sẽ tiêu hao rất nhiều nước, uống nước buổi sáng có thể tránh được tình trạng thiếu nước sinh lý trong cơ thể.
Thứ hai, nước có thể tráng dạ dày, giảm sự kích thích của axit dịch vị lên niêm mạc đường tiêu hóa, giúp cho dạ dày khỏe mạnh hơn.
Thứ ba, uống nước vào buổi sáng có thể tăng tốc độ nhu động ruột và thúc đẩy đại tiện.
Thứ tư, đánh thức não bộ, uống một cốc nước vào buổi sáng có thể tăng lượng máu, thúc đẩy tuần hoàn máu.
Uống nước không chỉ giúp cơ thể duy trì hoạt động và trao đổi chất cơ bản mà còn phản ánh sức khỏe của cơ thể chúng ta, nếu có 3 biểu hiện bất thường sau đây, bạn nên cảnh giác vì nguy cơ mắc bệnh.
Uống nhiều nước dẫn đến lượng nước tiểu ít hơn
Theo lẽ thường, thận sẽ lọc nước mà chúng ta uống vào cơ thể, nếu uống nhiều nước sẽ xuất hiện tình trạng bài tiết nhiều khiến lượng nước tiểu giảm và việc đi tiểu diễn ra không bình thường, bạn nên chú ý vấn đề về thận vì thận là nơi sản xuất nước tiểu chủ yếu.
Khát nước sau khi đã uống nhiều nước
Uống nước là cách tốt nhất để làm dịu cơn khát của bạn, nhưng khi bạn gặp tình trạng uống càng nhiều nước càng khát, bạn nên cẩn thận với bệnh tiểu đường. Khi quá trình chuyển hóa glucose trong cơ thể có vấn đề, nồng độ của nó trong máu sẽ tăng lên, một khi khả năng tái hấp thu của ống thận bị vượt quá sẽ dễ xảy ra hiện tượng bài niệu thẩm thấu, số lần đi tiểu nhiều lần.
Đau bụng và chướng bụng sau khi uống nước
Nếu uống nước bình thường sẽ không gây đau bụng, chướng bụng, vì cơ thể hấp thụ nước rất nhanh. Do đó, nếu bạn đau bụng hoặc chướng bụng sau khi uống nước, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra phần bụng kịp thời, xem hệ thống tiêu hóa có bị loét hoặc thủng hay không. Hoặc kiểm tra các vấn đề về gan, nếu chức năng gan bị suy giảm, lượng nước dư thừa sẽ tích tụ trong khoang bụng, gây chướng bụng và đau bụng.
Bạn nên duy trì lối sinh hoạt uống đủ lượng nước mỗi ngày để có sức khỏe tốt, tuy nhiên cần chú ý cách uống nước đúng cách. Nếu bạn gặp các triệu chứng khác thường sau khi uống nước, bạn nên đến bệnh viện khám và điều trị kịp thời.
Nguồn tin: Cafe F
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn